I. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh đốm trắng (White Spot Syndrome Virus – WSSV) trên tôm do Whispovirus thuộc họ mới là Nimaviridae gây ra (Hình 1). Trong một số trường hợp có tác nhân phụ là do nhiễm khuẩn và môi trường thay đổi đột ngột gây ra hiện tượng chết hàng loạt.
II. DẤU HIỆU BỆNH LÝ
– Tôm nhiễm bệnh thường biểu hiện bỏ ăn, bơi lờ đờ, chết tấp mé (Hình 4).
Hình 4: Tôm bơi lờ đờ, tấp mé, rớt đáy
– Quan sát bên ngoài tôm thường chuyển màu đỏ hồng, phần giáp đầu ngực và thân tôm thường xuất hiện các đốm trắng li ti (Hình 5-6).
– Quan sát bên trong khối gan tụy của tôm thường chuyển sang màu cam hoặc nâu nhạt, số lượng tế bào lipit giảm mạnh làm cho cấu trúc gan tụy bị nhũn, tích nước và dễ vỡ. Đường ruột và bao tử tôm trống hoặc có rất ít thức ăn (Hình 7).
Hình 7: Gan nhạt màu, đường ruột trống
– Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh, khi gió Bấc bắt đầu thổi, thường kéo dài từ tháng 9 đến đầu tháng 3 năm sau. Bệnh thường gây ra tỷ lệ chết rất cao (80-100%) trong vài ngày kể từ khi bùng phát bệnh.
III. GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
1. Phòng bệnh giai đoạn cải tạo ao trước khi thả
– Lấy nước qua lưới lọc và xử lý ngoài ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi.
– Ngày 1: Sát trùng nguồn nước bằng Chlorine 45ppm (45kg/1.000m3).
– Ngày 5-7: Kiểm tra khuẩn môi trường bằng đĩa Chrome Aga, nếu khuẩn còn xuất hiện thì tiến hành xử lý bằng AQUA CIDE (1L/1.000m3).
– Ngày 7-9: Tiến hành gây màu nước bằng BIO-ZYM (5kg/2.000m3).
– Ngày 9-13: Dùng vi sinh PROCA_2x (250g/1.000m3) ức chế khuẩn gây bệnh.
2. Phòng bệnh trong vụ nuôi
a. Xử lý môi trường
b. Cho ăn
• Áp dụng bộ 4 sản phẩm phòng bệnh & tăng sức đề kháng xuyên suốt vụ nuôi
* Lưu ý:
– Giữ pH ổn định suốt quá trình nuôi, không để pH thay đổi liên tục hoặc xuống quá thấp (dưới 7,5)
– Hạn chế thả tôm trong vùng đang có dịch hoặc nước có độ mặn quá cao (trên 25ppt)
– Tiêu diệt các vật chủ trung gian (cua, còng, ba khía), rào chắn khu nuôi kỹ càng ngăn ngừa mầm bệnh lây lan.